Trong khoảng 80 năm đô hộ, thực dân Pháp đã tiến hành thi công xây dựng rất nhiều công trình đồ sộ và có giá trị lịch sử lớn trên đất nước Việt Nam, đặc biệt là Hà Nội.
Vì vậy mà nét kiến trúc kiểu Pháp vẫn in sâu, lưu giữ trong lòng Thủ đô đến ngày nay.
Phủ Chủ tịch
Phủ Toàn Quyền (nay là Phủ Chủ tịch) xây dựng năm 1902. Công trình mang phong cách cổ điển Châu Âu do Kiến trúc sư Vildieu thiết kế kiến trúc, thời gian xây dựng mất hơn 5 năm.
Phủ Chủ tịch vẫn giữ được nét hùng tráng, uy nghiêm và sang trọng
Nhà khách chính phủ
Đây là công trình tiêu biểu theo phong cách kiến trúc cổ điển Pháp. Với tổ hợp mặt bằng, mặt đứng rất cân xứng cùng với những chi tiết kiến trúc mang đậm nét châu Âu.
Vẻ đẹp sang trọng và cao quý vẫn được giữ cho đến ngày nay.
Nhà thờ lớn Hà Nội
Ban đầu, nhà thờ này có tên là Nhà thờ Thánh Giuse (Saint Joseph). Do vào năm 1678, Giáo hoàng Innocentius XI tôn phong Thánh Joseph (cha nuôi của Chúa Jesus) làm Thánh Bảo trợ nước Việt Nam và các nước lân cận.
Hiện nay toàn bộ không gian và cảnh quan nhà thờ bị chen lấn bởi sự phát triển của đô thị, mất đi sự tương xứng với quy mô đồ sộ của nhà thờ.
Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ)
Ga Hàng Cỏ được Pháp xây dựng và khánh thành năm 1902, sau khi đã xây dựng cầu Long Biên và hệ thống đường sắt Việt Nam.
Ngày nay, bước chân đến Ga Hà Nội, hành khách sẽ thấy một nhà ga hiện đại, văn minh với hệ thống phòng đợi tàu, phòng đợi khách liên vận quốc tế khang trang, lịch sự, cơ sở hạ tầng, trang thiết bị như bảng chỉ dẫn điện tử, hệ thống internet không dây phục vụ hành khách đi tàu hiện đại.
Đại học tổng hợp
Ngôi trường phảng phất dấu hiệu của sự tìm tòi một hình ảnh kiến trúc phương Đông. Công trình được thi công xây dựng trong 4 năm (1923 – 1926). do kiến trúc sư người Pháp là Ernest Hébrard thiết kế năm 1926.
Nét kiến trúc từ năm 1926 vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay.
Chợ Đồng Xuân
Năm 1889, khi những dấu tích cuối của sông Tô Lịch và hồ Thái Cực bị lấp hoàn toàn, người Pháp quy hoạch lại đã giải tỏa hai chợ trên và dồn tất cả các hàng quán vào khu đất trống của phường Đồng Xuân, tạo thành chợ Đồng Xuân. Trong năm đầu tiên chợ họp ngoài trời, hoặc có che mái lá giống như hai chợ cũ.
Sau ngày giải phóng thủ đô, chợ Đồng Xuân là chợ lớn nhất Hà Nội.
Cầu Long Biên
Đây là cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng, do Pháp xây dựng (1899-1902) và đặt tên là cầu Doumer, đọc như Đu-mê (tên của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer). Dân gian còn gọi là cầu sông Cái.
Hiện trên đầu cầu vẫn còn tấm biển kim loại có khắc chữ “1899 -1902 – Daydé & Pillé – Paris”.
Hoàng Sa tổng hợp