Bạn đang tìm hiểu quy trình giám sát thi công nội thất chung cư, biệt thự, nhà phố…bạn không biết giám sát thi công căn hộ cần phải làm những công việc gì?
Giám sát thi công nội thất chính là việc kiểm tra đôn đốc, chỉ đạo và đánh giá công việc của thợ thi công, hoàn thiện nội thất theo đúng thiết kế đã duyệt, tiêu chuẩn hợp đồng công trình đã ký kết, đảm bảo an toàn trong quá trình lắp đặt và sử dụng. Nói ngắn gọn lại giám sát thi công xây dựng có nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra, xử lý, nghiệm thu và báo cáo các đầu công việc thi công tại công trình cho chủ đầu tư.
Đầu tiên, quy trình giám sát thi công nội thất trở nên quan trọng vì nó quyết định chất lượng sau này của công trình. Nó cũng quyết định được vẻ đẹp thẩm mỹ của các không gian. Việc giám sát cũng không phải dễ dàng, nó đòi hỏi người giám sát phải thi có kinh nghiệm. Bởi công việc này này cần sự tỉ mỉ, quan sát, kiểm tra từng chi tiết, lấy chất lượng làm tiêu chí hàng đầu.
Đối với các công trình thi công nội thất, kỹ sư giảm sát cần đảm bảo thực hiện chặt chẽ theo quy trình sau:
Bước 1: Kiểm tra sự chính xác theo biên bản nghiệm thu nội thất
Đây là bước quan trọng đầu tiên trong công tác thực hiện giám sát. Các kỹ sư chịu trách nhiệm có nhiệm vụ khảo sát, kiểm tra, đánh giá thật kỹ hồ sơ thiết kế, thi công & thẩm tra dự toán công trình cùng các quy chuẩn theo đúng quy định. Đồng thời phát hiện các vấn đề còn thiếu sót để có hướng giải quyết hiệu quả, nhằm đảm bảo chi phí phát sinh ở mức tối thiểu.
Bước 2: Xây dựng kế hoạch triển khai giám sát thi công
Kỹ sư trưởng sẽ chịu trách nhiệm giám sát căn cứ hồ sơ bản vẽ thiết kế – đúng quy chuẩn kỹ thuật trong tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam. Qua đó làm căn cứ xây dựng kế hoạch công tác thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ tư vấn giám sát.
Bước 3: Đánh giá theo quy trình giám sát thi công nội thất
Kiểm tra, nhận xét & đánh giá hồ sơ thiết kế thi công nội thất từng hạng mục. Đảm bảo thực hiện đúng quy trình, đúng tiêu chuẩn & kỹ thuật xây dựng.
Bước 4: Giám sát từng hạng mục
Kỹ sư giám sát sẽ bao quát và giám sát thi công từng hạng mục. Kiểm tra vật liệu thi công theo từng số liệu thống kê đối chiếu với thực tế. Qua đó phát hiện kịp thời các sai sót & đưa phương án xử lý nhanh chóng, hiệu quả.
Kiểm tra chặt chẽ quá trình nghiệm thu từng nguyên vật liệu xây dựng. Tuân thủ theo đúng hợp đồng thi công nhà thầu đã thỏa thuận với chủ đầu tư.
Bước 5: Quy trình thi công nội thất đảm bảo tiến độ
Đôn đốc nhắc nhở, giám sát tiến độ thực hiện của nhà thầu trong từng hạng mục. Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp gấp rút thực hiện thi công đúng thời gian mà vẫn đảm bảo chất lượng thi công đúng như quy định.
Bước 6: Quản lý giá thành
Tính toán và thông báo tình hình chênh lệch giá của vật liệu xây dựng so với hiện tại. Qua đó nhanh chóng điều chỉnh giá thành dự toán đồng thời đề xuất phương án giám sát giá thành ở mức ổn định.
Bước 7: Báo cáo quy trình giám sát thi công định kỳ
Báo cáo thi công định kỳ về tiến độ & chất lượng thi công theo yêu cầu chủ thầu. Báo cáo các yếu tố hạn chế khuyết điểm còn tồn tại trong phương án xử lý tốt nhất cho các nhà đầu tư.
Bước 8: Nghiệm thu và lập biên bản nghiệm thu nội thất
Theo như các kinh nghiệm về quy trình thi công nội thất, tổ chức sẽ nghiệm thu từng hạng mục đã hoàn thành. Những thiết bị nội thất được lắp đặt trong công trình thi công nội thất.