Nhà cao tầng là một trong những loại hình đặc biệt của công trình dân dụng được xây dựng tại các thành phố và các khu đô thị lớn. Quy trình xây dựng các công trình này nói chung và nói riêng đối với việc tiến hành các công tác trắc địa đều có những điểm đặc thù riêng so với các công trình xây dựng khác.
Nhà cao tầng là gì?
Xã hội ngày này càng phát triển thì xu hướng tập trung dân cư tại các đô thị lớn ngày càng tăng. Trong xu thế phát triển chung của đất nước việc xây dựng nhà cao tầng là hệ quả tất yếu của việc tăng dân số đô thị.
Các nhà cao tầng ở nước ta chủ yếu là các khách sạn, tổ hợp văn phòng và các trung tâm thương mại , do các nhà đầu tư nước ngoài xây dựng có chiều cao phổ biến từ 16 đến 20 tầng.
Sau năm 2000 hàng loạt dự án nhà cao tầng được triển khai xây dựng ở các khu đô thị mới như đảo Linh Đàm, khu đô thị mới Trung Hòa – Nhân Chính, làng Quốc tế Thăng Long với độ cao từ 15 đến 25 tầng, đã góp phần giải quyết nhu cầu về nhà và tăng mô hình làm đẹp cảnh quan độ thị.
Nhìn chung, việc xây dựng nhà cao tầng ở nước ta mới phát triển ở giai đoạn đầu, tập trung ở Thành Phố Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh. Và cũng chỉ đạt ở số tầng từ 25 – 30 tầng .
1.1 Phân loại nhà cao tầng
Có nhiều định nghĩa và quy ước khác nhau về nhà cao tầng nhưng nhìn chung có thể định nghĩa các tòa nhà cao tầng có từ 7 tầng trở lên được gọi là nhà cao tầng. Các nhà cao tầng được xây dựng ở Việt Nam có thể được phân thành 5 loại nhà cao tầng như sau:
STT SỐ TẦNG Phân loại
1 Từ 7 đến 11 tầng Cao tầng loại 1
2 Từ 12 đến 15 tầng Cao tầng loại 2
3 Từ 16 đến 25 tầng Cao tầng loại 3
4 Từ 17 đến 33 tầng Cao tầng loại 4
5 Từ 34 đến 50 tầng Cao tầng loại 5
1.2 Đặc điểm của nhà cao tầng
Mỗi tòa nhà là một khối thống nhất gồm một số lượng nhất định các kết cấu chính có liên quan chặt chẽ với nhau như: Móng, tường,dầm, kèo, các trần, các trụ, mái nhà, các cửa sổ, cửa ra vào,.Tất cả các kết cấu này được chia làm hai loại, đó là kết cầu ngăn chắn và kết cấu chịu lực.
Sự liên kết các kết cấu chịu lực của tòa nhà tạo nên bộ phận khung sườn của tòa nhà. Tùy thuộc vào kiểu kết hợp các bộ phận chịu lực mà người ta phân ra ba sơ đồ kết cấu của tòa nhà.
- Kiểu nhà khung: là kiểu nhà có khung chịu lực là các khung chính bằng bê tông cốt thép.
- Kiều nhà không có khung: là kiểu nhà được xây dựng một cách liên tục không cần khung chịu lực, các kết cấu chịu lực chính là các tường chính và các vách ngăn.
- Kiểu nhà có kết cấu kết hợp: là kiểu vừa có khung thép, vừa có tường ngăn là kết cấu chịu lực.
Dựa vào phương pháp xây dựng tòa nhà mà người ta còn phân chia thành: tòa nhà nguyên khối đúc liền, tòa nhà lắp ghép và nhà lắp ghép toàn khối.
- Nhà nguyên khối: là kiểu nhà được đổ bê tông một cách liên tục, các tường chính và các tường ngăn được liên kết với nhau thành một khối
- Nhà lắp ghép: là kiểu nhà được lắp ghép từng bộ khớp nhau theo các cấu kiện đã được chế tạo sẵn theo thiết kế.
- Nhà lắp ghép toàn khối: là nhà được lắp ghép theo từng khối lớn
- Nhà bán lắp ghép: là kiểu nhà mà các khung được đổ bê tông một cách liên tục, còn các tấm panel được chế tạo sẵn theo thiết kế sau đó được lắp ghép lên.