Địa chỉ
Gọi trực tiếp
Chat FB
Chat Zalo

Tổng quan về quản lý dự án xây dựng

Quản lý dự án đầu tư xây dựng?

Quản lý dự án xây dựng là thực hiện giám sát và chịu trách nhiệm về việc lập kế hoạch, thiết kế và xây dựng một dự án từ đầu đến khi hoàn tất công trình.

Họ thường làm việc tại một công trường, nơi họ quản lý đội nhóm, kiểm tra chất lượng & đảm bảo an toàn xuyên suốt quá trình xây dựng. Quản lý dự án xây dựng là một trong những công việc có vai trò rất quan trọng nhất của một dự án xây dựng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và tiến độ thực hiện của dự án.

 

Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Ban quản lý dự án xây dựng

Ban quản lý dự án là 1 trong những bộ phận quan trọng có nhiệm vụ được đại diện chủ đầu tư để tổ chức thực hiện toàn bộ dự án xây dự từ khi công trình bắt đầu và các khâu quan trọng khác như: thiết kế, khảo sát, quy hoạch, đền bù giải tỏa, thiết lập dự án, tổ chức đấu thầu, tư vấn giám sát thi công và nghiệm thu bàn giao công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

Chức năng ban quản lý dự án

Đơn vị quản lý dự án có chức năng điều phối, kiếm soát những tiến độ của những đơn vị kỹ thuật, thi công. Ngoài ra ban quản lý dự án còn đại chủ chủ đầu tư chính làm việc với các cơ quản quản lý nhà nước trong suốt quá trình công trình được triển khai. Công tác mà ban quản lý dự án cần có nhiều kinh nghiệm, sự khéo léo, khả năng thương lượng, hiểu biết về luật pháp, quy trình làm việc các ban ngành, đó là khâu đền bù và giải tỏa mặt bằng, trình duyệt các giấy phép xây dựng. Đây luôn là khâu khó kiểm soát được tiến độ nhất hiện nay.

Ban giám đốc quản lý dự án

Người làm việc trong ban giám đốc quản lý dự án thường là kỹ sự xây dựng, được sự hỗ trợ nhiều từ ban quản lý dự án, là những chuyên viên quản lý, thiết kế, kỹ sư, giám sát, điện nước, hạ tầng – kỹ thuật….. Kỹ năng quan trọng nhất của giám đốc quản lý dự án là kỹ năng quản trị PDCA: lập kế hoạch (Plan), thực hiện (Do), kiểm tra kiểm soát tiến độ (Check), và giải pháp, hành động sau khi kiểm tra (Action).

Bộ máy ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình

Nhiệm vụ của người quản lý dự án có thể bao gồm:

  • Gặp gỡ khách hàng để thảo luận về thiết kế dự án mới
  • Lập kế hoạch và ngân sách dự án
  • Lựa chọn, bàn bạc và hoàn tất việc chốt vị trí dự án
  • Thiết kế tiến trình dự án với thời hạn cho từng giai đoạn
  • Tuyển dụng và thuê các thành viên trong nhóm, bao gồm cả giám đốc xây dựng
  • Viết ước tính chi phí cho tất cả các yếu tố của dự án, bao gồm cả quá trình tiếp thị và tuyển dụng
  • Quản lý thủ tục giấy tờ của dự án, bao gồm các kế hoạch ban đầu và tài liệu phân vùng

Quản lý dự án đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với ngành xây dựng:

  • Đánh giá thực tế quá trình thi công, thực hiện dự án, bảo đảm mọi việc được triển khai, tiến hành đúng kế hoạch
  • Tiến hành xem xét và phân tích, đánh giá các tiêu chí khi lựa chọn nhà thầu
  • Hỗ trợ nhà thầu kiểm tra, báo cáo các vấn đề về thiết bị và nhân sự
    Theo dõi tiến độ hoàn thiện của dự án
  • Báo cáo các sai sót, phát sinh trong quá trình tiến hành công trình và đưa ra các biện pháp khắc phục
  • Báo cáo về tình hình dự án theo yêu cầu đồng thời đưa ra các chính sách nhằm bảo đảm chất lượng của dự án đúng sẽ được thực hiện theo mục tiêu đã đề ra
  • Tư vấn cho hệ thống kiểm soát về tài liệu của dự án
  • Tư vấn và kiểm tra thiết kế của công trình.
  • Hỗ trợ kiểm tra về chất lượng, số lượng của các nguyên vật liệu tham gia thi công
  • Hỗ trợ giải quyết các vấn đề xuất hiện trong thi công
  • Giúp kiểm soát những vấn đề mới phát sinh.
  • Hỗ trợ xây dựng các công trình tạm thời đi theo như kho bãi, văn phòng ở công trường, hệ thống điện nước để sử dụng trong quá trình thi công
  • Đôn đốc, kiểm tra kế hoạch vận hành và đào tạo
  • Đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thi công